Nguyên nhân tụt nún vú của mẹ từ đâu ?
Nguyên nhân chính trong việc tụt núm vú của các bà mẹ chủ yếu do
sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên
kết tuyến vú; một số là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên
kết tuyến vú sau sinh. Và cũng cũng không loại trừ các trường hợp viêm
nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy,
với các trường hợp tụt núm vú cần được khám loại trừ các trường hợp bị
viêm nhiễm, u tuyến vú trước khi xử trí ... Tụt núm vú biểu hiện ở nhiều
mức độ khác nhau. Sự hiểu biết nguyên nhân và mức độ bệnh là cơ sở cho
các bác sĩ lựa chọn phương pháp xử trí .
Trẻ sơ sinh bị nấc |
Tụt mún vú gồm có 3 giai đoạn khác nhau.
Giai
đoạn 1 : Núm vú tụt nhưng có thể được kéo ra một cách dễ dàng và duy
trì được khả năng nhô ra mà không cần kéo liên tục. Bạn cũng có thể chỉ
cần kích thích nhẹ nhàng vùng quầng vú hay véo nhẹ vùng niêm mạc quầng
vú này cũng có thể làm núm vú nhô ra. Trong trường hợp này thường không
có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú… Để khắc phục
tình trạng tụt núm vú mức độ này có thể bạn chỉ cần kích thích, kéo núm
vú ra thường xuyên, liên tục, cho con bú hay dùng dụng cụ hút sữa kéo
núm vú ra. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi các phương pháp trên không hiệu
quả.
Giai đoạn 2 : Núm vú vẫn các bà mẹ có
thể kéo được ra (không dễ dàng như so với mức độ I), nhưng ngay sau khi
kéo ra, núm vú có xu hướng tụt trở lại như cũ. Trong trường hợp này để
kéo núm vú ra ngoài bắt buộc phải nhờ đến phẫu thuật. Những can thiệp
tối thiểu được tiến hành mà không hề ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa và
chăm sóc trẻ sơ sinh ở tại nhà .
Giai đoạn 3 : :
Núm vú của các me tụt hẳn vào trong và rất khó khăn hay không thể kéo
ra ngoài được. Thường gặp do ngắn tuyến sữa, thiểu sản, thiếu hụt tổ
chức mô liên kết tuyến hay do viên nhiễm, u xơ tuyến vú. Trong trường
hợp này bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật để kéo núm vú ra ngoài. Tùy mức
độ, tính chất mô tuyến vú bên dưới mà có mức độ can thiệp khác nhau.
Việc can thiệp sẽ ảnh hưởng ít nhiều, có khi mất hoàn toàn khả năng tiết
sữa sau này.
Các khắc phục tụt nún vú :
Các bà mẹ tự thực hiện ở nhà :
-
Trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm, các chị em hay các mẹ nên dùng một
tay nâng vú lên, tay kia dùng ba đầu ngón tay cái, trỏ và giữa túm vào
phần quầng vú, kéo núm vú ra ngoài, đồng thời nhẹ nhàng hướng núm vú kéo
lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái trong vài phút, sau khi kéo
núm vú ra cũng có thể nhẹ nhàng dùng ngón tay vê tròn, sau đó dùng rượu
70% lau, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút, khi da săn chắc rồi
thì núm vú sẽ không tụt vào trong nữa.
- Hiện nay người ta có
bán một số dụng cụ như máy hút núm vú, có thể dùng máy hút núm vú để hút
núm vú ra, sau đó dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa kéo ra,
tiến hành matxa và lau đầu vú như trên.
- Nếu đầu vú bị
ẩn sâu vào bên trong có thể dùng cốc rượu nhỏ làm ống giác hút ra, mỗi
lần khoảng 20 phút, sau đó lấy ra, mỗi ngày 2 lần.
Kinh nghiệm
của các bà các mẹ là trong trường hợp núm vú chỉ tụt ở mức độ nhẹ thì
khi mang thai đến tháng thứ 7 trở đi, mỗi ngày khi đi tắm, rửa sạch 2
đầu vú bằng nước lạnh, và kéo nhẹ dần núm vú cũng có thể làm cho núm vú
không còn bị tụt nữa, nhưng tuyệt đối không được vê hay kích thích mạnh
núm vú vì như thế có thể gây đẻ non.
Cách
khắc phục trên chỉ giành cho các chị em tụt nún vú bị nhẹ . Còn các các
chị em bị tụt hẳn vào trong thì hãy đến các bệnh viện hoặc để các thẩm
mỹ viện để họ tư vấn và phẫu thuật nút vú .
Xem thêm bài :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét