Tiêm phòng là chuyện bình thường ở bé. Cha mẹ có thể lo bé đau và khóc trong khi (hoặc sau khi) tiêm; bé có thể bị phản ứng nặng sau khi tiêm; bé chống cự hoặc đá chân khi tiêm…
Để bé dễ chịu hơn khi đi tiêm phòng, bạn nên đem theo một món đồ chơi, gấu bông hoặc chăn cho bé. Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi. Với bé tuổi chập chững, bạn có thể cho bé mặc áo thun lớn và quần rộng. Có thể đem theo kẹo (bánh) hoặc phần thưởng cho bé khi việc tiêm phòng kết thúc.
Cha mẹ nên mang theo hồ sơ (hoặc số khám bệnh của bé) để nhờ bác sĩ giải đáp trước khi tiêm phòng cho bé. Chuẩn bị trước là bé có thể được tiêm phòng 3 mũi hoặc hơn.
Giữ bình tĩnh tại phòng tiêm
Tại phòng tiêm, bạn nên bình tĩnh, vì bé sẽ cảm thấy an tâm hơn khi có mẹ bên cạnh. Nếu có thể, bạn nên đi cùng một người thân trong gia đình để hỗ trợ thêm cho bé. Trong quá trình bé được tiêm, bạn nên chú ý:
- Giữ bé: Nếu giữ tay, chân của bé thì việc tiêm phòng sẽ dễ dàng hơn. Y tá (hoặc bác sĩ) sẽ đồng thời giúp bạn giữ bé cho an toàn. Đôi khi, bé cử động nhiều quá, kim tiêm tuột ra quá sớm khiến bé cần phải tiêm lại. Nhưng nếu biết giữ chặt bé đúng cách thì có thể tránh được tình trạng này.
- Trấn an bé: Ôm bé vào lòng. Nhìn vào mắt bé và mỉm cười. Bạn cũng có thể trò chuyện với con. Bạn có thể dùng tay làm hình nộm, hoặc ôm gấu nhồi bông cho bé. Giúp bé hít vào từ từ trước khi tiêm
Hoặc bạn đánh lạc hướng bé bằng cách chỉ vào đồ vật trong phòng. Cho bé biết là có đau một chút nhưng ‘vết thương’ sẽ tan đi nhanh chóng.
Sau khi tiêm
Bạn có thể ôm, trấn an và vuốt ve bé. Bạn cũng có thể cho bé bú mẹ hoặc có một phần thưởng đặc biệt cho bé: “Con giỏi lắm! Đây là phần thưởng cho con”.
Điều cha mẹ nên hỏi bác sĩ trước khi rời phòng tiêm
- Bé có thể bị các tác dụng phụ nào?
- Tôi nên làm gì nếu bé xuất hiện các tác dụng phụ đó?
- Dấu hiệu nào đáng lo?
- Khi nào con tôi tiêm phòng tiếp theo?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét