Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Hướng dẫn chăm sóc trẻ táo bón lâu ngày không khỏi tại nhà

Việc trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi và cách chăm sóc trẻ bị táo bón lâu ngày như thế nào , Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ táo bón tại nhà của BS ThS. Nguyễn Bạch

Kết quả hình ảnh cho táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ nhỏ lâu ngày
 
Bé nhà tôi năm nay hơn 5 tuổi, cháu ăn uống bình thường, tuy nhiên vài tháng nay cháu hay bị táo bón, nhiều khi tôi phải giúp cháu bằng cách bơm thuốc vào hậu môn.

Xin hỏi có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Lê Nguyễn (Hà Giang)

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón, phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động...

Hành vi nín nhịn giữ phân - trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn; Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học); Chế độ ăn - một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn.

Ngoài ra, bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bệnh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ... cũng gây táo bón. Phòng bệnh táo bón cho trẻ bằng cách tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài. Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả, đặc biệt là chuối, nhắc trẻ uống nhiều nước. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng.

Cuối cùng, khi táo bón kéo dài, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, tránh các biến chứng có thể xảy ra cũng như tránh hiện tượng lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét