Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng làm trẻ chậm phát triển cả về thể lực và trí lực. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh tiêu chảy và viêm phổi - hai căn bệnh gây nhiều tử vong nhất ở trẻ dưới 3 tuổi.
Do những nỗ lực đặc biệt của toàn xã hội, sau nhiều thập kỷ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: cải thiện được đáng kể tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy vậy, đến nay cả nước vẫn còn khoảng 2,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Ðể đạt mục tiêu hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 28,4% năm 2003 xuống dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào năm 2010, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp đồng bộ mang tính xã hội, làm chuyển biến về cơ bản nhận thức và năng lực thực hành dinh dưỡng của cộng đồng, mỗi nhà, từ các bà mẹ, các ông bố đến mọi thành viên trong gia đình để mọi người có thể chủ động và trực tiếp tham gia vào quá trình này.
Với chị em phụ nữ, cần tuyên truyền vận động để chị em nhận thức được vì lợi ích của cả mẹ và con hãy thực hiện không sinh con trước tuổi 18 và sau tuổi 35, không đẻ nhiều, đẻ dày.
Với bà mẹ mang thai, cần được chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt, uống bổ sung viên sắt, bảo đảm khám thai định kỳ, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không để xảy ra suy dinh dưỡng bào thai, phấn đấu đến cuối thai kỳ đạt mức tăng cân trung bình 10-12kg; hiểu rõ lợi ích và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau đẻ, cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho đến khi trẻ được 18-24 tháng tuổi.
Do những nỗ lực đặc biệt của toàn xã hội, sau nhiều thập kỷ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: cải thiện được đáng kể tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy vậy, đến nay cả nước vẫn còn khoảng 2,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Ðể đạt mục tiêu hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 28,4% năm 2003 xuống dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào năm 2010, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp đồng bộ mang tính xã hội, làm chuyển biến về cơ bản nhận thức và năng lực thực hành dinh dưỡng của cộng đồng, mỗi nhà, từ các bà mẹ, các ông bố đến mọi thành viên trong gia đình để mọi người có thể chủ động và trực tiếp tham gia vào quá trình này.
Với chị em phụ nữ, cần tuyên truyền vận động để chị em nhận thức được vì lợi ích của cả mẹ và con hãy thực hiện không sinh con trước tuổi 18 và sau tuổi 35, không đẻ nhiều, đẻ dày.
Với bà mẹ mang thai, cần được chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt, uống bổ sung viên sắt, bảo đảm khám thai định kỳ, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không để xảy ra suy dinh dưỡng bào thai, phấn đấu đến cuối thai kỳ đạt mức tăng cân trung bình 10-12kg; hiểu rõ lợi ích và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau đẻ, cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho đến khi trẻ được 18-24 tháng tuổi.
- Khi cho trẻ ăn bổ sung, chú ý ưu tiên cho trẻ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, vừng lạc, rau xanh, quả chín), giàu vi chất dinh dưỡng (cho ăn các thực phẩm giàu vitamin A, sắt, iốt và các vi chất thiết yếu khác). Chú ý bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống sôi); vệ sinh thân thể (tắm, gội). Với các trường hợp thấp cân (do suy dinh dưỡng bào thai), cùng với các biện pháp đề phòng các sự cố có thể xảy ra sau khi sinh (như hạ thân nhiệt, hạ đường máu, hạ canxi máu), cần chú ý nuôi dưỡng trẻ đúng cách và đầy đủ. Nếu không, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trở thành những trẻ còi cọc, thấp bé nhẹ cân, trí tuệ kém phát triển. Thông thường, với những trẻ này, nếu được nuôi dưỡng tốt, chỉ sau 2-3 tháng sẽ đạt mức cân nặng như những trẻ khác, rồi phát triển bình thường.
- Cần theo dõi cân nặng đều đặn hàng tháng với trẻ dưới 1 tuổi, mỗi quý một lần với trẻ dưới 2 tuổi, 6 tháng một lần với trẻ dưới 3 tuổi để phát hiện và điều chỉnh kịp thời khi trẻ bị sụt cân.
- Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của cơ quan y tế.
- Nếu trẻ ốm, cần quan tâm chăm sóc trẻ chu đáo, có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để trẻ mau lại sức và tiếp tục tăng trưởng sau khi khỏi bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét