Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh của bạn tại nhà

 Những cử chỉ của mẹ khi ôm con yêu lần đầu tiên trong vòng tay  bà mẹ nào cũng cảm thấy tràn đầy hạnh phúc, đó là một niềm vui vô bờ bến.

Bên cạnh niềm vui đó các ông bố bà mẹ cũng phải đối mặt với vấn đề là làm thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh của mình một cách khỏe mạnh nhất. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản mà các bà mẹ cần nắm vững để chăm sóc  bé yêu nhà mình.
Giai đoạn mấy tuần đầu bên trẻ sơ sinh thật vất vả khó khăn, nhất là vào những lúc mệt mỏi xuống tinh thần. Bạn đừng khó chịu khi nhà cửa bề bộn, việc bạn bên con quan trọng hơn công việc nhà cửa. Ngay cả khi ăn trưa mà mặc áo ngủ cũng chẳng sao, vì lúc này việc chăm sóc bé mới là vấn đề cần lưu tâm nhất.

Những ngày đầu thế này bé sơ sinh của bạn trông thật mỏng manh. Lẽ tất nhiên muốn nhấc bé lên, bạn phải hết sức cẩn thận, nếu không bạn sẽ làm bé bị tổn thương. Đầu tiên bạn cần phải nhấc đầu bé lên bằng cách dùng một tay đỡ lấy cổ bé, rồi luồn tay kia dưới lưng và mông rồi từ từ nhấc bé lên. Ôm chặt bé vào lòng bạn, hoặc bằng cách dùng ngực làm điểm tựa, một tay vẫn đỡ đầu, một tay giữ mông bé thấp xuống hay cong một tay để bé tựa đầu lên, tay kia đỡ lưng và hai chân bé. Nhớ luôn cẩn trọng, đừng làm bé hoảng hay đau.

Khi bé vừa mới lọt lòng cần chừng 5 phút để đánh giá nhanh tình trạng nhịp tim, cách thở, màu sắc cử động và phản ứng với kích thích theo thang điểm đánh giá là 10. Mỗi thứ tối đa được 2 điểm. Nếu một bé khi vừa mới lọt lòng mà đạt 10 điểm là tốt nhất. Công việc này được thực hiện làm 2 lần, lần 1 khi vừa mới lọt lòng, và lần 2 là sau 5 phút. Nếu thấy bé có vấn đề thì nên thử lại lần nữa. Bé còn được cân đo và chích một lượng sinh tố K để tránh tình trạng xuất huyết, tuy hiếm nhưng có ảnh hưởng đến bé sơ sinh. Đó là những trường hợp bé bị chấn thương lúc sinh.

Sau khi sinh người ta cắt dây rốn của bé, chừa lại chừng hơn một phân và kẹp lại cẩn thận, vài ngày sau phần cuống rốn này teo lại chừng một tuần sau khô và rụng đi nhưng bạn vẫn phải giữ cho vùng quanh rốn khô ráo và thông thoáng, tránh bị nhiễm trùng bằng cách bôi cồn lên nó mỗi khi thay tã lót.

Trên đỉnh đầu bé còn có một vùng mềm gọi là thóp, do sương sọ chưa liên kết hoàn toàn với nhau. Chúng sẽ hợp nhất lại với nhau trong thời gian từ 2 đến 3 năm tùy vào cơ địa của bé. Những phần mềm đó được che đậy bằng lớp màng mà bạn cần cẩn thận đừng ấn mạnh vào. Nếu thấy phần thóp này phồng lên hay cứng bạn cần đưa bé đi khám ngay.



Một số bé sinh ra đã có nhiều tóc nhưng cũng có những bé hầu như hói. Tóc này sẽ rụng dần trong vài tháng và thay thế bằng lớp tóc mới.

Còn màu mắt của bé, do các sắc tố định sau một vài tuần, những bé da nâu hay đen thường có mắt nâu lúc mới sinh.

Những ngày đầu và tuần đầu , thậm chí có khi đến vài tháng sau bé khóc mới có nước mắt. Điều này không có gì đáng lo ngại. Lúc mới sinh mắt bé thường hơi sưng và đỏ thì đây cũng là điều bình thường do áp lực mới sinh. Nó sẽ hết sau vài tuần. Lúc đầu các cơ mắt của bé còn rất yếu nên trông bé có vẻ hơi lác, sau một tháng chúng mới hoạt động bình thường

Ngoài ra bộ phận sinh dục và hai đầu vú của cá bé trai và gái mở lớn và có chút nước chảy ra , đó là do các kích thích tố của người mẹ còn lưu lại trong dòng máu của bé. Vài ngày sau những ảnh hưởng này sẽ hết

Cách vệ sinh tổng quát để chăm sóc trẻ sơ sinh của bạn

Những ngày đầu bé thường la khóc mỗi khi thay quần áo, tã lót hay lúc tắm. nhưng thật ra vào những ngày đầu này chỉ cần vệ sinh và phần dưới cơ thể là đủ. Dùng khăn với nước ấm lau mặt cho bé hàng ngày, tuyệt đối không thoa xà bông lên mặt hay vùng gần mắt của bé. Bên trong tai và mũi bé tự nó đã sạch nên bạn không cần làm sạch thêm bằng cách đưa gạc vào bên trong, nếu cần lấy nước mũi hay ráy tai trông thấy được, khi làm bước này bạn nên thật nhẹ nhàng. Sau mỗi lần tắm bé, bạn nhớ dùng bông thấm khô vùng cổ và những kẽ trên phần đầu của bé.

Sau khi vệ sinh phần đầu bạn hãy tháo lót của bé để vệ sinh phần dưới bằng nước ấm hay nước thêm dùng cho trẻ.

Móng tay và móng chân của bé mọc rất nhanh mà nếu không cắt có thể làm xước da em bé khi bé giãy đạp hay múa máy chân tay. Bạn nên thường xuyên cắt bằng dụng cụ riêng của bé. Nếu bé uốn éo khó cắt, bạn cắt vào lúc bé ngủ, hoặc nhờ ai giũ nhẹ chân tay bé để bạn cắt.

Cần đội mũ cho bé lúc nằm nôi bởi nó rất an toàn cho bé. Khi bé được chừng 8 đến 9 tháng thì không cần đội nữa. các móng tay và chân của bé mọc rất nhanh bởi vậy nếu không cắt kịp thời có thể làm xây xát bé, nhất là phần mặt của bé. Nếu bé giãy giụa thì bạn có thể cắt lúc bé ngủ hoặc nhờ ai đó giữ để bạn cắt được dễ dàng hơn.

Khi lau mặt cho bé bạn cần nâng đầu bé lên để có thể lau sạch cả những chỗ ngấn ở cổ, sau đó lau khô những chỗ đó. Dùng một chiếc khăn khác để rửa các khe ngón tay sau đó cũng lau khô. Sau khi đã rửa ráy nửa người trên xong, bạn cởi tã lót của bé ra chùi sạch phần dơ dính vào mông bé trước khi nhẹ nhàng rửa, bạn có thể dùng nước thơm hay nước ấm để rửa. sau khi lau khô bạn có thể thoa lớp kem chống nhiễm trùng da để tránh bị giộp.

Các bước vệ sinh sạch sẽ trong việc tắm trẻ sơ sinh.
Bước 1: Cởi áo trên, chừa phần lót lại. dùng khăn thấm nước lau rửa mặt cho bé. Đừng dùng bất kỳ loại xà bông nào để rửa mặt hay gần mắt bé

Bước 2 : Dùng khăn lau rửa cổ cho bé, rửa kỹ các kẽ cổ. rửa xong dùng khăn khô lau khô cho bé

Bước 3: Lau nhẹ phần mông của bé bằng nước thơm, rửa kỹ các kẽ và nếp gấp nơi cẳng chân

Bước 4: Sau khi lau khô bạn thoa kem chống nhiễm trùng da để tránh mông bé bị mẩn đỏ

Bước 5: Mũi và tay bé tự chúng có thể làm sạch nên tránh đừng ngoáy sâu vào các phần này chỉ cần dùng bông ướt lau ngoáy phần ngoài

Bước 6: Đặt bé nằm ngửa, mặc áo lót xong rồi hãy cởi tã lót lau sạch các chất dơ bằng tã lót cũ trước khi bỏ vào giỏ mang đi giặt

Bước 7: Sau khi bé được lau rửa sạch sẽ và khô ráo, bạn thay tã lót lại cho bé. Đặt lót dưới mông và cuốn lại cẩn thận

Bước 8: Khi đã mặc tã lót chắc chắn cho bé, bạn mặc quần áo kín đáo cho trẻ.

Bên cạnh các kiến thức cơ bản ở trên các ông bố bà mẹ cần đặc biệt lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh ngày đông.
1. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh

– Giữ ấm là một trong những cách quan trọng nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Nên đảm bảo nhiệt độ bé trong khoảng 36.5-37 độ C, dù bé có nằm cạnh mẹ hay nằm riêng.

– Nhiệt độ phòng nơi bé nằm luôn đảm bảo ấm áp và thoáng, luôn duy trì nhiệt độ trong khoảng 26-28 độ C. Để làm ấm phòng các ông bố bà mẹ có thể dùng điều hòa, lò sưởi nhưng tuyệt đối không được dùng than, vì than có khí CO2 rất dễ làm bé ngạt thở và gây ngộ độc cho bé.

– Ngoài ra để giữ ấm cho trẻ các mẹ có thể dùng nhiều cách như quấn chăn, đội mũ đi tất nhưng tốt hơn hết hãy để bé luôn cạnh mẹ, để bé vừa có hơi ấm, đồng thời mẹ cũng vừa có thể biết con bị ướt vào lúc nào để xử lý kịp thời.

2. Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
Trời mùa đông lạnh các mẹ thường hay đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm và hạn chế tắm cho bé , đây không phải là cách bảo vệ hữu hiệu mà trái lại nó là một sai lầm phổ biến.

Thông thường bé mới sinh cho đến một tuần thì ngày nào cũng nên tắm, bởi vì khi mới sinh các bé vẫn còn các dịch nhầy bám trên da nếu không tắm rửa sạch sẽ, các chất bản sẽ bít lỗ chân lông gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Cha mẹ nào cũng tắm được cho con nhưng không phải ai cũng biết cách. Các mẹ có thể dùng dịch vụ tắm bé tại nhà  Hà Nội nếu thực sự các mẹ chưa biết tắm bé như thế nào cho đúng cách. Một điều nữa là bé của bạn cần tắm trong phòng kín, tránh gió bên ngoài lùa vào. Nếu bạn bật điều hòa thì nên bật trước khoảng 20 phút để nhiệt độ trong phòng ấm lên, ổn định trong khoảng 28-30 độ C. và cần chú ý phải chuẩn bị sẵn khăn lau khô, quần áo cho bé mặc ngay sau khi tắm.

Nhiệt độ nước tắm tốt nhất cho bé nên trong khoảng 36.5-37 độ C, bằng nhiệt độ cơ thể của bé. Có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước. việc tắm bé không nên quá 10 phút vào những lúc lạnh.

3. Phòng tránh bệnh hô hấp cho trẻ sơ sinh
Để phòng tránh bệnh hô hấp mùa đông điều đặc biệt quan trọng là giữ ấm cho trẻ sơ sinh của bạn. Nhất là hai bàn tay, cổ, ngực và đầu của bé, tránh cho bé ra gió.

Các mẹ lưu ý nhiệt độ trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn bởi vậy không nên ủ kỹ quá cho trẻ, dẫn đến bé có quá nhiều mồ hôi, khi nhiều mồ hôi, cơ thể bé sẽ bị lạnh và dẫn đến viêm phổi.

Vào lúc này rất cần sự quan tâm chăm sóc của người mẹ, người mẹ phải luôn để ý xem bé mình có nóng quá hay không, bằng cách sờ vào lưng xem bé có nhiều mồ hôi , đồng thời bên canh luôn phải có chiếc khăn mỏng nhỏ để lau mồ hôi kịp thời cho bé

Vấn đề cần lưu ý là đừng tự trị bệnh cho trẻ sơ sinh của bạn.

Nếu bé nhà bạn bị đường hô hấp, cách tốt nhất là làm sạch đường hô hấp bằng nước muối sinh lý. Nếu bé không đỡ hãy đưa ngay đến bệnh viện để các bác sĩ điều trị. Không nên tự ý cho bé uống thuốc kể cả siro ho, một số trường hợp các ông bố bà mẹ tự ý cho bé uống thuốc, uống cả kháng sinh. Các mẹ cần biết nếu kháng sinh dùng không đúng liều, đúng cách sẽ dẫn đến nhờn thuốc, sẽ khiến bé lâu khỏi bệnh hơn và gây ra những biến chứng bất thường.

Lời kết: Hy vọng những kiến thức cơ bản ở trên sẽ giúp phần nào các bậc phụ huynh cũng như các ông bố bà mẹ có được cách chăm sóc trẻ sơ sinh được tốt nhất các bạn cũng có thể gọi bên dịch vụ tắm bé  và chăm sóc mẹ sau sinh để tư vấn về các vấn đề của trẻ sơ sinh. Chúc các bé trộm vía mau ăn chóng lớn, chúc các bố các mẹ có một sức khỏe dồi dào để chăm sóc bé yêu của mình ngày một tốt hơn.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ ăn gì để hết ???

Việc trẻ sơ sinh bị táo bón thì chế độ ăn uống của mẹ chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị táo bón. Vì vậy, mẹ cần chú trọng ăn uống lành mạnh để giúp bé sơ sinh có sức khỏe tốt hơn.

Táo bón là một hiện tượng hay gặp ở bé sơ sinh khiến bố mẹ rất lo lắng. Táo bón có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và để lâu cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Vì vậy khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ cần kịp thời xử lý và chữa trị dứt điểm.

Để biết khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì, trước hết, mẹ cần xác định nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé sơ sinh bị táo bón. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này:
- Thay đổi loại sữa công thức mới: Hệ thống tiêu hóa của bé còn non nớt nên việc điều chỉnh với các loại thức ăn mới có thể còn khó khăn. Bé sẽ đễ bị táo bón khi mẹ cho bé uống các loại sữa công thức mới.
tre so sinh dang bu me bi tao bon, me nen an gi? - 1
Mẹ ăn uống không lành mạnh cũng có thể khiến bé bị táo bón. (Ảnh minh họa)
- Chế độ ăn uống của mẹ: Khi mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ trong thời gian đang cho con bú thì chất lượng sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến bé sơ sinh bị táo bón. Ngoài ra nếu mẹ đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc bổ sung các loại chế phẩm chứa canxi và sắt trong giai đoạn này thì cũng dễ khiến bé bị táo bón.
- Bé bị mất nước: Nếu bé sơ sinh bú không đủ lượng sữa cần thiết, bé có thể bị mất nước. Điều này khiến cho cơ thể sẽ lấy nước bù từ bất cứ nguồn nào kể cả ruột già khiến cho phân bé bị khô, cứng, vón cục.
- Bé bị bệnh: Táo bón cũng có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác nhau như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Vì vậy khi bé sơ sinh bị táo bón mẹ không nên chủ quan.
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Đối với các bé đang bú mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bé. Đồng thời nếu mẹ ăn uống lành mạnh, hợp lý thì sẽ hạn chế được tình trạng táo bón ở bé sơ sinh.
Dưới đây là những món mẹ có thể ăn để giúp hỗ trợ điều trị việc trẻ sơ sinh bị táo bón:
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên uống nhiều sữa đậu nành. (Ảnh minh họa)
- Sữa đậu nành: Bé sơ sinh có thể bị dị ứng với sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa được truyền vào sữa mẹ qua chế độ ăn uống của mẹ. Trong tình huống này, mẹ nên uống sữa đậu nành thay thế cho sữa bò trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Tuy nhiên, mẹ nên mua sữa đậu nành nguyên chất chứ không phải sữa đậu nành ít béo vì chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Sữa đậu nành được bổ sung thêm vitamin A, canxi, B12 và vitamin D là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ, vì các vitamin này cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của bé.
- Nước: Mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp bé ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Đồng thời mẹ cũng nên cho bé bú nhiều hơn.
- Mận: Mận là một trong những loại thực phẩm tốt nhất mẹ nên ăn khi bé bị táo bón. Mận rất giàu chất xơ và sorbitol. Sorbitol hoạt động như một chất nhuận tràng sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời axit neochlorogenic và chlorogenic trong mận cũng có thể truyền vào sữa mẹ khiến bé giảm bớt tình trạng táo bón.
- Giảm đồ ăn chứa chất sắt: Chất sắt rất quan trọng với cả mẹ và bé nhưng quá nhiều chất sắt có thể gây ra tình trạng táo bón ở bé sơ sinh. Vì vậy khi bé đang bị táo bón mẹ nên điều chỉnh hàm lượng chất sắt trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Mẹ nên tránh các loại đồ uống có chứa Cafein. (Ảnh minh họa)
- Không ăn uống các loại đồ uống có chứa Cafein: Hàm lượng Cafein trong máu mẹ đạt mức cao nhất sau 1 đến 2 giờ uống các loại nước như cà phê, nước tăng lực… Lượng Cafein này có thể dễ dàng chuyển vào sữa mẹ. Khi bé bú sữa mẹ, Cafein sẽ chuyển và cơ thể bé. Do gan của bé còn non kém nên sẽ không thể chuyển hóa được Cafein đầy đủ dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy mẹ cần hạn chế các loại đồ uống có chứa Cafein.
- Không ăn các loại đồ ăn cay nóng: Các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, bột cà ri…cũng có thể gây ra tình trạng táo bón ở bé sơ sinh. Mẹ nên tránh các loại thực phẩm này.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Mắc COVID-19 người mẹ cho con bú được không?

Câu hỏi khi người mẹ mắc Covid 19 có cho con bú được không ? Theo WHO, mẹ và con vẫn nên được thực hiện tiếp xúc da kề da, được ở cạnh nhau, chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, đặc biệt là bú mẹ ngay sau sinh.

Từ trước đến nay, sữa mẹ luôn được coi là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và vô giá nhất đối với trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất mà những thực phẩm khác không thể có được.

BS CKII Nguyễn Thị Từ Anh - Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) -  cho biết, sữa mẹ có hiệu quả phòng ngừa nhiễm nhiều loại siêu vi, trong đó có siêu vi gây bệnh cúm mùa (influenza virus), tiêu chảy (rotavirus), viêm đường hô hấp (RSV) và bại liệt (polio virus)...

Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những axít béo đặc biệt và một số loại monoglycerides giúp sữa mẹ có tác dụng chống lại virus. Các thành phần chất béo kháng virus này không bị huỷ khi đun nóng sữa mẹ lên.

Khi hắt hơi hoặc ho phải che miệng bằng khăn giấy hoặc bằng khuỷu tay và rửa ngay sau đó. Nếu mẹ mệt mỏi không thể cho bú trực tiếp thì có thể vắt sữa mẹ ra để cho con uống. Lưu ý trước khi vắt sữa cũng phải rửa tay đúng cách.

Nếu trẻ bị cúm, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ cho rằng trẻ vẫn nên được bú mẹ. Bởi lẽ, khi trẻ bệnh thì sữa mẹ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn bổ sung kháng thể, các thành phần miễn dịch khác giúp bé mau khỏi bệnh. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có nhiều nước và vitamin là những thứ trẻ đang bệnh cần được bổ sung.


Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với bú mẹ khi mẹ mắc COVID-19

- Mẹ thuộc diện nghi ngờ, có thể hoặc xác định mắc COVID-19 vẫn nuôi trẻ theo khuyến cáo chung dành cho trẻ nhỏ (bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu) song song với thực hành các biện pháp cần thiết để phòng ngừa lây nhiễm.

- Nếu mẹ xác định mắc COVID-19 và có triệu chứng hô hấp phải mang khẩu trang y tế khi cho trẻ bú mẹ và chăm sóc theo phương pháp Kangaroo, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc trẻ, thường xuyên rửa và sát khuẩn các bề mặt đã chạm vào.

- Nếu mẹ mắc COVID-19 nặng hoặc bị các biến chứng của bệnh, không thể cho trẻ bú trực tiếp thì nên vắt sữa mẹ và đảm bảo an toàn khi chuyển sữa này cho con.

- Mẹ và con vẫn nên được thực hiện tiếp xúc da kề da, được ở cạnh nhau, chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, đặc biệt là bú mẹ ngay sau sinh, dù mẹ đang nghi ngờ, có thể hoặc xác định mắc COVID-19.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Cách bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh kiết lỵ và tiêu chảy trẻ nhỏ tại nhà !

Việc trẻ nhỏ bị bệnh kiết lỵ , Tiêu chảy thường là do trẻ ăn uống, vệ sinh không đúng nên dễ gây ra bệnh . Vậy cách phòng bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ như thế nào ?

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), 88% các trường hợp tử vong do tiêu chảy và kiết lỵ ở trẻ em có liên quan đến tình trạng vệ sinh kém và thiếu nước sạch. Tại Việt Nam, những nghiên cứu gần đây cho thấy, thói quen không rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ ngày một gia tăng trong những năm gần đây. Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp mắc bệnh, tử vong do tiêu chảy và kiết lỵ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được thông qua việc rửa tay với xà phòng.

Chính vì vậy, để bảo vệ bé yêu khỏi hai căn bệnh nguy hiểm này, bạn cần chú ý đến việc rửa tay của trẻ, của người chăm sóc và của chính bạn. Với trẻ nhỏ, bạn cần hướng dẫn, nhắc nhở trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng có chứa thành phần diệt khuẩn “siêu tốc” như Ion Bạc bởi trẻ nhỏ thường có thói quen rửa tay vội vàng, nếu dùng các loại xà phòng thông thường, nhiều khả năng vi khuẩn vẫn còn bám trên tay. Với cha mẹ và người chăm sóc trẻ thì cần rửa tay sạch trước khi chăm bé, khi đi ra ngoài về, khi chế biến thức ăn để tránh vi khuẩn từ tay người lớn lây nhiễm sang cho bé và gây bệnh.
Ngoài rửa tay, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau để phòng bệnh tiêu chảy cho bé yêu và cả gia đình:

Cho bé ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày

Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch
Sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé, giữ không gian nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng đã có thêm một số thông tin hữu ích để bạn dễ dàng phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng bất thường, bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên cho mẹ và bé !

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong TUẦN ĐẦU TIÊN không phải các mẹ nào cũng biết, Vì bé mới sinh nên rất cần sự quan tâm và chăm sóc đúng khoa học để giúp bé mạnh khỏe .

Các  hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng quen với những việc cần làm trong tuần đầu tiên chăm sóc mẹ sau sinh và bé tại nhà .

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu ngủ  như nào ?

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều, khoảng 20 giờ một ngày, nhưng giấc ngủ không dài, mỗi giấc ngủ chỉ từ một cho đến bốn giờ. Nói cách khác, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khác người lớn, do đó, bạn dễ bị kiệt sức do mất ngủ vì bé.

Cách thích nghi: Cố gắng chợp mắt bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mỗi khi bé ngủ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể ngủ? Hãy nhờ sự giúp đỡ.

Mẹo cho mẹ: Bạn có thể nhờ mẹ chồng hoặc mẹ ruột tới chăm con giúp trong thời gian ở cữ. Khi có bà ở nhà vào ban đêm để cùng với bố thay ca chăm sóc bé, bạn có thể ngủ một giấc dài mà không bị gián đoạn. Nếu bạn không có người thân nào có thể giúp bạn chăm sóc bé vào ban đêm, nên trao đổi với chồng và đề nghị anh ấy giúp đỡ. Ví dụ để chồng trông bé trong phòng khách để bạn có thời gian ngủ đầy đủ và dặn chồng thời gian mang bé vào phòng để cho con bú mẹ , Mẹ cũng nên để con ti sẽ giúp mẹ đỡ bị tắc tia sữa sau sinh và ngây ra tắc sữa và mất sữa .

 
Cách dỗ trẻ sơ sinh khi quấy như nào ?

Các bé sơ sinh do vừa thoát ra khỏi sự bao bọc ấm cúng trong tử cung mẹ nên các bé có nhu cầu được ôm ấp liên tục và nhẹ nhàng.

Cách thích nghi: Đừng lo lắng về việc bạn có thể làm hư bé khi cứ ẵm bé liên tục, đó là chuyện không thể. Nếu bạn tạo cho bé cảm giác như khi vẫn còn trong tử cung, bé sẽ yên tâm hơn và không khóc nữa. Để làm được điều này, bạn nên quấn chăn cho bé, lắc lư, dỗ dành, ôm bé vào lòng và để bé mút ngón tay của bạn. Những bước này được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc sẽ giúp bé tự động dứt cơn khóc của mình.

Mẹo cho mẹ: Nên thử nhiều cách dỗ bé khóc để xem bé thích hợp với cách nào. Có bé thích được bế ra ngoài, có bé lại thích được dỗ dành, vuốt ve.

Cho con trẻ sơ sinh bú như nào trong tuần đầu tiên ?
Chuyện cho con bú trong tuần đầu tiên không phải ai cũng biết cách cho bé ngậm đúng khấc để có thể không đơn giản như bạn nghĩ, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ.

Cách thích nghi: Tham gia lớp học tiền sản hoặc nhờ bác sĩ hướng dẫn về việc cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh trước khi có vấn đề phát sinh. Nếu bạn có bác sĩ riêng hoặc y tá đến  để tắm trẻ sơ sinh tại nhà hãy để các cô giúp bạn chăm sóc bé trong thời gian đầu thì càng tốt. Bạn cần tìm hiểu về cách cho bé bú, tư thế ẵm bé khi cho bú và cách duy trì đủ sữa cho bé. Quan trọng nhất là tạo cảm giác tự tin cho bạn bởi có sự khác biệt lớn giữa việc “hạnh phúc khi cho con bú” và “chỉ muốn cho bé bú cho xong”.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Tạo sao khi giao mùa hay mắc bệnh hô hấp ?

Thời tiết khi giao mùa thường bị mắc các bệnh về hô hấp , Nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em hay mắc các bệnh hô hấp nhiêm viêm phổi...Vậy tại sao khi giao mùa hay mặc bệnh hô hấp ?

Để hiểu rõ về vấn đề này, dưới đây là chia sẻ của PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai.

nhung-luu-y-doi-voi-nguoi-mac-benh-ho-hap-luc-giao-mua-1


PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Bên cạnh tỷ lệ hút thuốc lá vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng thì trong những năm gần đây ô nhiễm môi trường cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ nhập viện do các bệnh lý về hô hấp. Các bệnh hô hấp thường gặp bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, lao phổi…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) số người mắc bệnh COPD sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3.

Tại nước ta, nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ mắc BPTNMT nói chung, trên đối tượng có tuổi từ 40 trở lên là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Nghiên cứu Thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010 - 2011 của bác sĩ Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự, kết quả khảo sát 19.461 đối tượng phát hiện có 751 người mắc hen thuộc tất cả các nhóm tuổi, chiếm tỷ lệ 3,9%, trong đó, tỷ lệ mắc ở nam giới là 4,6% và nữ giới là 3,62%.

Hỏi: Tỷ lệ mắc bệnh lý hô hấp gia tăng, trong đó có hen phế quản chiếm gần 5% dân số. Vậy thưa bác sĩ, căn cứ vào những dấu hiệu nào để nhận biết các bệnh lý này?

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Bệnh HPQ thường có các biểu hiện ho, khó thở, xuất hiện khi bệnh nhân tiếp xúc dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết, trong cơn khó thở thường nghe thấy tiếng cò cử, tuy nhiên, ngoài cơn bệnh nhân lại hoàn toàn bình thường. Người bị bệnh giãn phế quản cũng có ho, khó thở xuất hiện nhiều năm, tuy nhiên, bệnh nhân thường có ho, khạc đờm nhiều, có thể có từng đợt ho máu.

Hỏi: Có ý kiến cho rằng bệnh lý hô hấp sẽ mắc đi mắc lại rất nhiều lần trong năm đặc biệt giai đoạn chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, vậy bác sĩ có thể chia sẻ về phương pháp xử lý căn bệnh này không?

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp:
Bệnh lý  hô hấp rất hay gặp trong thời điểm giao mùa. Như đã nói virus, vi khuẩn đã có sẵn trong cộng đồng nhưng vấn đề là lúc nào thuận lợi nhất. Tùy theo từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc gì cho phù hợp. Bệnh nhân cần được các bác sĩ khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị cho phù hợp. Không nên tùy tiện uống thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ nguy hiểm đối với sức khỏe. Đối với bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần được ưu tiên sử dụng các thuốc đường phun hít hoặc khí dung trực tiếp vào đường hô hấp. Điều đó sẽ giúp đạt được hiệu quả tối ưu nhất đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Đặc biệt trong cơn khó thở cấp, việc sử dụng máy xông khí dung giúp cấp cứu nhanh chóng cắt cơn khó thở cho bệnh nhân. Hiện nay máy xông khí dung được sử dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý về mũi họng và đường hô hấp, là một dụng cụ không thể thiếu tại các phòng cấp cứu, các khoa hô hấp. Ngoài ra máy cũng được dùng khá phổ biến tại các gia đình. Các ưu điểm nổi trội của phương pháp xông khí dung mang lại như:

+ Tác dụng nhanh: Thuốc gần như có tác dụng ngay lập tức sau khi phun khí dung. Điều này đặc biệt có hiệu quả với những trường hợp bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cơn khó thở cấp tính.

+Hiệu quả vượt trội: Thuốc đến thẳng trực tiếp vào phế quản giảm phù nề và giảm co thắt phế quản.

+ Giảm tác dụng không mong muốn: Thuốc được đưa vào nhờ máy xông khí dung có tác dụng tại chỗ trên đường hô hấp và ít hấp thu vào máu nên hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cho chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Trong viêm mũi - xoang - họng dị ứng bị hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi... thì thường dùng thuốc corticoid dạng xịt hít. Những trường hợp bị co thắt phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... người ta cũng dùng phương pháp xông khí dung thuốc giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở. Ngoài ra, phương pháp khí dung nước muối sinh lý để làm loãng đờm. Ở trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm, chất nhầy thì xông khí dung bằng nước muối sinh lý có thể giúp làm loãng đờm, trẻ dễ tống xuất được đờm ra ngoài.

Hỏi: Làm thế nào để kiểm soát bệnh hiệu quả mà không quá tốn kém, thưa bác sĩ?

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Cách điều trị bệnh hô hấp được chỉ định theo từng bệnh cụ thể.

Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ được xem là ưu tiên trong điều trị với nhiều bệnh hô hấp Tắm trẻ sơ sinh tại nhà, đặc biệt các bệnh như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các yếu tố nguy cơ cần tránh bao gồm: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp (đặc biệt là khói bếp than), bụi, tránh các mùi hắc, các thức ăn đã từng gây dị ứng... không nuôi chó, mèo, chim và các súc vật khác, môi trường trong nhà cần luôn được giữ khô, sạch và thoáng.

Vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế được đặc biệt lưu tâm cho những trường hợp bệnh nhân giãn phế quản, viêm phổi hít phải hoặc áp xe phổi... Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến và được khuyến cáo dùng, nhất là người cao tuổi khó phối hợp động tác hoặc lực hít vào yếu, trẻ nhỏ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều hoặc thuốc cần dùng chưa có dạng bình xịt định liều.

Tuy nhiên cần lưu ý, người bệnh cần phải tuân thủ và duy trì thuốc điều trị hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó thở, cần phải có kế hoạch hành động và chủ động tăng liều thuốc giãn phế quản. Nếu vẫn khó thở, không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn cách phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Hỏi: Vậy xin bác sĩ cho biết cách phòng bệnh đối với người chưa mắc bệnh và những người đã mắc bệnh?

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp: Người bệnh cần được tiêm vắc xin phòng ngừa cúm và phế cầu, đây là hai tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp và gây đợt cấp của các bệnh phổi mạn tính. Người bệnh tránh đi ra ngoài trong thời điểm thời tiết lạnh hoặc không khí ô nhiễm. Nếu đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu. Lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).

Để giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí, người dân nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu, thay cho bếp than tổ ong. Quá trình tham gia giao thông, khi dừng đèn đỏ, hãy tắt các phương tiện giao thông; công trình xây dựng cần che chắn kỹ; xe ô tô cần kiểm soát phát thải khói bụi.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Hướng dẫn chăm sóc trẻ táo bón lâu ngày không khỏi tại nhà

Việc trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi và cách chăm sóc trẻ bị táo bón lâu ngày như thế nào , Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ táo bón tại nhà của BS ThS. Nguyễn Bạch

Kết quả hình ảnh cho táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ nhỏ lâu ngày
 
Bé nhà tôi năm nay hơn 5 tuổi, cháu ăn uống bình thường, tuy nhiên vài tháng nay cháu hay bị táo bón, nhiều khi tôi phải giúp cháu bằng cách bơm thuốc vào hậu môn.

Xin hỏi có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Lê Nguyễn (Hà Giang)

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón, phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm hành vi nín giữ phân, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vận động...

Hành vi nín nhịn giữ phân - trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi tiêu, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn; Do môi trường toilet mới (trẻ mới đi học); Chế độ ăn - một số trẻ có xu hướng dễ táo bón, nếu ăn ít chất xơ sẽ dễ bị táo bón hơn.

Ngoài ra, bệnh Hischsprung, suy giáp, xơ nang, một số bệnh thần kinh, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh ở trẻ... cũng gây táo bón. Phòng bệnh táo bón cho trẻ bằng cách tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ, những ngày đầu trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài. Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả, đặc biệt là chuối, nhắc trẻ uống nhiều nước. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng.

Cuối cùng, khi táo bón kéo dài, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, tránh các biến chứng có thể xảy ra cũng như tránh hiện tượng lạm dụng thuốc nhuận tràng.